Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Chim đồng miền tây

Có cá, tôm, cua đồng thì cũng phải có chỉm đồng. Đồng bằng sông Cửu Long là cái kho khổng lồ chúa đủ những món quà trời cho, trong đó chim đồng là món ăn ngon lành đầu bảng. Có thể xếp vào hạng cao cấp là đằng khác.
Chim đồng có khá nhiều loại. Không kể cò, sếu vạc, bồ nông, là giống chim phiêu bạt vùng nào cũng có nhưng ốc cao, chàng nghịch, cúm núm, trích, quốc lại là đặc sản chỉ riêng vùng sông Tiền, sông Hậu mới sẵn.
Chim Đồng
Mà cũng lạ, lúc đồng không mông quạnh chẳng thấy chim đâu, nhưng hễ lúa chín vàng là chúng chăng biết từ đâu bay về tụ hội vô số, có khi kín cả một bãi vắng.
Mùa “chim về nhặt thóc” cũng là lúc dân địa phương lục tục cài bẫy, đặt đụp, giăng lưới, đuổi thổi dụ hoặc soi chìa, đủ mọi phương pháp cổ truyền đánh bắt. Chẳng tốn xu nào, chỉ bõ chút công là đã có “của ăn của để”, chú còn mang bán thì không bởi chim đồng là vật quí hiếm mỗi năm chỉ được ăn có một lần.
Con chim lúc nãy mập béo lạ lùng, bởi chúng mổ ăn thả cửa. Chim và người đều chìm sâu vào giấc mộng huy hoàng dư thừa lương thực. Con chim cứ thả sức ăn, con người cũng thả sức bắt, cả hai đều bước vào thảm lúa bát ngát chốn thiên đường của sự no nê.
Con chim sa lưới bị làm lông, thui lửa rơm xong chỉ rửa lần da ngoài, không mổ bụng và cũng chẳng cần ướp gia vị bởi mổ và rửa nước, thịt chim sẽ nhạt thếch mất cả mùi thơm vị ngọt. Người ta vớt một que tre dài xuyên qua nách chim thành từng xâu 3-4 con và nướng trên than hồng. Mỡ chim chầy ra nhỏ xuống kêu xèo xèo thơm lừng, có khi làm tắt cả lủa. .
Chim nướng chấm với muối tiêu vắt thêm mấy giọt chanh chua rồi uống chút rượu hay lon bia thì cứ là tuyệt hảo. Khi ăn cũng chẳng cần bát đĩa, cầm tay xé thịt chim mà ăn. Nóng bỏng thì đưa tay lên miệng mút chụt vài cái, nguội liền. Ăn hết phần thịt bên ngoài tới phần ruột thì nhẹ nhàng gỡ bỏ, chỉ ăn gan và mề chim cũng đã chín mềm như thịt vậy. Cuối cũng và cũng có thể ngay phút ban đầu, cắn một miếng gọn cả cái đầu con chim nhai nhai chậm chạp để nghe tiếng xương sọ lẫn óc béo giòn tan lạo xạo trong miệng. Khi nuốt hết thì gậm tiếp cánh chim, cổ chim và rồi lại tiếp tục nhai cả xương lẫn thịt. Hai thứ bù trừ cho nhau thành miếng ngon cộng hưỏng, khác hẳn lúc nhai cổ cánh gà bên mâm cỗ, phải nhả bớt miếng xương cứng queo làm cho hàm răng nhức mỏi.
Vào nhà hàng thì món chim đồng đã khác, coi nó bề thế xôm tụ hơn nhưng nó vẫn chỉ là hạng đàn em èo uột của món ăn đồng quê. Tại sao vậy? Tại vì nó bị “khâm liệm” đủ thú trên mình, nào là bột ngọt, ma di, nước mắm, hồ tiêu nên đã làm bay đi cái hương vị tự nhiên của nó. Khi ăn thì miếng thịt đã bị người ta chặt sẵn, đôi chân mảnh khảnh đã bị người ta vứt đi đâu mất rỗi, Còn cái đầu thì đen thúi đen thui vì mạch nha kẹo đắng, hai mắt nhắm nghiền, mỏ cụt thầm thương chẳng còn nhận ra chim cu hay chim gáy hay quốc lủi trích đen. Và còn một thứ rất cần có nữa, đó là không khí nơi ăn, chỉ có về miền Tây, nơi cây lành trái ngọt, ngổi ở một vạt tràm hay trong ngôi nhà sàn đơn sơ ở xẻo kinh đôi nào đó vào mùa nước nổí mới thưởng thức hết thi vị của món chim đồng.
Và cũng phải thông tin kịp thời cho những ai đang mơ ước, các món ăn từ chim đồng hoang dã như thế hiện nay đã thành chuyện cổ. Có vô số loài chim đã nằm trong danh sách đỏ và đang đứng bên bờ tuyệt chủng. Nếu đưa các món chim đồng vào thực đơn đặc sản nhà hàng thì e rằng càng thúc đẩy quá trình hủy diệt môi trưởng một cách nhanh chóng bất ngờ.
Chim Đồng
Nên chăng các nhà.kinh doanh mặt hàng ăn uống cần thay thế ngay món chim đồng bằng các loài lông vũ thuần dưỡng lưu lượng dồi dào như bồ câu, chim cút, gà gô, gà tre... Có như thế mới bảo vệ được sinh thái tự nhiên cũng là bảo vệ cho những người bạn bé nhỏ vô tội của mình được hay khắp vùng đất tròi, được đậu trên cao vút ngọn tre, được cất lên những tiếng hót yêu đời lanh lảnh ít ra cũng là những tiếng chíp chíp gọi nhau, tiếng con rối rít đớp mồi của mẹ bay từ xa mang về.
Đúng là miếng ngon, đúng là không khí bao bọc quanh mình, nhưng nghĩ lại hãy nên tự nguyện thôi đi để còn giữ lại một kỷ niệm êm đềm đã gửi vào dĩ vãng

                                                                                                                           Nguồn: huongviquenha.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét